HỘI THẢO KỶ NIỆM 300 NĂM ADAM SMITH

NHỮNG TƯ TƯỞNG VƯỢT THỜI GIAN CỦA “CHA ĐẺ CỦA KINH TẾ HỌC”

Ngày 16 tháng 12 năm 2023
Trường Đại học Văn Lang, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam


Adam Smith
Kỷ niệm 300 năm
1723 – 2023

"Không phải vì lòng nhân từ của người bán thịt, người nấu bia hay người làm bánh mà chúng ta mong đợi có được bữa tối cho mình, mà là vì sự quan tâm của họ đến lợi ích riêng của họ. Chúng ta giải quyết vấn đề không phải ở lòng nhân ái của họ mà là ở lòng vị kỷ của họ, và không bao giờ nói với họ về nhu cầu của chúng ta mà là về lợi ích của họ."

"Mỗi cá nhân … không có ý định thúc đẩy lợi ích công, cũng như không biết mình đang thúc đẩy lợi ích đó đến mức nào … anh ta chỉ có ý định đảm bảo lợi ích cho riêng mình; và bằng cách điều khiển thị trường đó theo cách sao cho sản phẩm của nó có thể mang lại giá trị lớn nhất, anh ta chỉ nhằm mục đích đạt được lợi ích cho riêng mình, và trong trường hợp này, cũng như trong nhiều trường hợp khác, anh ta được dẫn dắt bởi một bàn tay vô hình để thúc đẩy một kết quả mà hoàn toàn không có trong dự tính của anh ta."

"Thương mại và sản xuất hiếm khi có thể phát triển lâu dài ở bất kỳ quốc gia nào không được sự quản trị thường xuyên của công lý, ở đó người dân không cảm thấy an tâm khi sở hữu tài sản của mình, ở đó niềm tin vào hợp đồng không được luật pháp ủng hộ, và ở đó quyền lực nhà nước không được sử dụng thường xuyên để buộc tất cả nợ phải được trả bởi những người có khả năng trả nợ. Nói tóm lại, thương mại và sản xuất hiếm khi có thể phát triển ở bất kỳ quốc gia nào mà ở đó không có một mức độ tin tưởng nhất định vào công lý của chính phủ."

Adam Smith, Sự thịnh vượng của các quốc gia, 1776

Năm nay đánh dấu kỷ niệm 300 năm sinh của Adam Smith – nhà kinh tế chính trị học mở đường, nhà triết học và tác giả có ảnh hưởng to lớn đến lịch sử nhân loại thời hiện đại. Để kỷ niệm cột mốc quan trọng này, Trường Đại học Văn Lang hân hạnh tổ chức “Hội thảo Kỷ niệm 300 năm Adam Smith: Những Tư tưởng vượt thời gian của ‘Cha đẻ của Kinh tế học’” vào ngày 16/12/2023.

Adam Smith, một ngôi sao sáng của thời kỳ Khai sáng, được xem là một trí tuệ khổng lồ với những tư tưởng vượt qua nhiều thế kỷ, định hình nên nền tảng của kinh tế, chính trị và xã hội hiện đại. Tác phẩm có ảnh hưởng lớn của ông, “Nghiên cứu về bản chất và nguyên nhân của sự thịnh vượng của các quốc gia”, xuất bản năm 1776, vẫn là một tham chiếu căn bản cho các học giả và nhà hoạch định chính sách trên thế giới, cũng như những hiểu biết sâu sắc của ông về các nguyên tắc của thị trường tự do, phân công lao động và “bàn tay vô hình” tiếp tục ảnh hưởng đến diễn ngôn về kinh tế toàn cầu ngày nay.

Những tư tưởng của Smith về việc theo đuổi lợi ích cá nhân, tầm quan trọng của cạnh tranh, cũng như vai trò của thị trường và chính phủ trong việc thúc đẩy sự thịnh vượng vẫn phù hợp đến ngày nay như trong thời đại của ông. Xã hội loài người đã thay đổi nhiều kể từ thời đại của Smith với cơ chế thị trường trở thành một điều phổ biến trong thế giới đương đại. Tuy nhiên, bản chất của thể chế thị trường ở một số nơi trên thế giới, ví dụ như ở Đông Á, có thể khác đáng kể so với ở các nước khởi nguồn chủ nghĩa tư bản – các nước phương Tây, phản ánh bản chất của tính không đồng nhất của thế giới chúng ta. Thêm vào đó, những đặc điểm mới nổi lên như tiến bộ công nghệ nhanh chóng, toàn cầu hóa mạnh mẽ và nhiều vấn đề kinh tế - xã hội phức tạp có thể thêm vào nhiều sắc thái cho bức tranh thời đại ngày nay. Việc suy ngẫm về những tư tưởng của Smith có thể làm sáng tỏ phần nào nhận thức (lại) của chúng ta về các hệ thống kinh tế - xã hội đương đại.

Gặp nhau tại hội thảo để kỷ niệm cột mốc đáng nhớ này, chúng ta không chỉ suy ngẫm về ý nghĩa lịch sử của Adam Smith mà còn về sự phù hợp của các ý tưởng của ông trong thời đại ngày nay. Hội thảo này là dịp để các học giả, các nhà kinh tế và những người tham gia vào quá trình xây dụng chính sách trong và ngoài nước hiểu thêm một cách sâu sắc di sản lâu dài của Adam Smith. Thông qua một loạt các bài thuyết trình, các trao đổi học thuật, và các cuộc thảo luận, chúng ta mong muốn suy ngẫm lại một cách nghiêm túc các ý tưởng của Smith, đồng thời rút ra những hàm ý có ý nghĩa cho quá trình xây dựng chính sách.

Hội thảo kéo dài một ngày này bao gồm hai phiên. Phiên buổi sáng, “Tư tưởng và Di sản của Adam Smith: Ba Thế kỷ nhìn lại”, thảo luận về các khía cạnh khác nhau của tư tưởng Adam Smith và ảnh hưởng to lớn của chúng, trong khi phiên buổi chiều, “Tác phẩm ‘Sự thịnh vượng của các quốc gia’ và Hàm ý cho Cải cách Kinh tế ở Việt Nam”, tập trung vào những hàm ý của di sản Adam Smith đối với quá trình cải cách hướng tới một nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Mỗi phiên sẽ bao gồm một loạt bài nói và thảo luận bàn tròn.

THÔNG TIN CHÍNH

Thời gian và địa điểm

  • Thời gian: Thứ 7, 8:00 - 17:00, 16/12/2023
  • Địa điểm: Trường Đại học Văn Lang, 69/68 Đặng Thuỳ Trâm, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Diễn giả

  • GS. Trần Lê Anh, Mỹ
  • TS. Trần Quốc Hùng, Mỹ
  • GS. Edmund Malesky, Mỹ
  • GS. Lê Văn Cường, Pháp
  • GS. Trần Văn Thọ, Nhật
  • PGS. Vũ Minh Khương, Singapore
  • TS. Nguyễn Xuân Xanh, Việt Nam
  • PGS. Nguyễn Đức Thành, Việt Nam
  • PGS. Trần Đình Thiên, Việt Nam
  • TS. Võ Trí Thành, Việt Nam
  • TS. Lê Đăng Doanh, Việt Nam
  • TS. Trần Du Lịch, Việt Nam
  • TS. Nguyễn Tú Anh, Việt Nam

Chương trình

  • Đón khách

    8:00 - 8:20
  • Phát biểu khai mạc

    8:20 - 8:30
  • Phiên buổi sáng
    TƯ TƯỞNG VÀ DI SẢN CỦA ADAM SMITH: BA THẾ KỶ NHÌN LẠI

  • Ý nghĩa của Adam Smith khi kỷ niệm Sinh nhật 300 năm của ông

    8:30 - 9:00
    TS. Nguyễn Xuân Xanh
  • Tư tưởng của Adam Smith qua các thời đại

    9:00 - 9:30
    TS. Trần Quốc Hùng
  • Sự phù hợp của Adam Smith trong thời đại ngày nay

    9:30 - 9:55
    GS. Trần Lê Anh
  • Giải lao

    9:55 - 10:10
  • Một số nhận xét về tiến trình tiếp nhận tư tưởng Adam Smith tại Việt Nam

    10:10 - 10:40
    PGS. Nguyễn Đức Thành
  • Thảo luận bàn tròn

    10:40 – 11:40
  • Ăn trưa

    11:40 – 13:00
  • Phiên buổi chiều
    TÁC PHẨM “SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA CÁC QUỐC GIA” VÀ HÀM Ý CHO CẢI CÁCH KINH TẾ Ở VIỆT NAM

  • Adam Smith, Việt Nam và Kinh tế thị trường

    13:00 – 13:25
    GS. Trần Văn Thọ
  • Từ tác phẩm “Sự thịnh vượng của các quốc gia” tới các nền kinh tế thần kỳ Đông Á: Một số bài học cho Việt Nam

    13:25 – 13:50
    PGS. Vũ Minh Khương
  • Lao động, vốn, tổ chức và tăng trưởng: Tại sao tham nhũng có ảnh hưởng?

    13:50 – 14:15
    GS. Lê Văn Cường
  • Giải lao

    14:15 – 14:30
  • Bàn tay vô hình của tham nhũng: Tại sao các doanh nghiệp hiệu quả hơn lại ít hối lộ?

    14:30 – 14:55
    GS. Edmund Malesky
  • Thị trường và cạnh tranh: Góc nhìn truyền thống và trong bối cảnh mới

    14:55 – 15:20
    TS. Võ Trí Thành
  • Thảo luận bàn tròn

    15:20 – 16:55
  • Phát biểu tổng kết

    16:55 – 17:00

Đăng ký

Quý anh chị quan tâm muốn tham dự hội thảo vui lòng đăng ký qua đường link này. Do quy mô hạn chế của hội thảo, Ban tổ chức sẽ xác nhận với anh chị về khả năng tham dự trực tiếp. Trong trường hợp không còn chỗ tham dự trực tiếp, Ban tổ chức sẽ gửi đường link để anh chị tham dự trực tuyến.
Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ Ban tổ chức qua email adamsmith@vlu.edu.vn.

Ban tổ chức

  • GS. Nguyễn Minh Thọ, Viện Khoa học Tính toán & Trí tuệ nhân tạo
  • PGS. Nguyễn Tiến Hoàng, Khoa Tài chính - Ngân hàng
  • TS. Nguyễn Quỳnh Mai, Khoa Quản trị kinh doanh
  • ThS. Nguyễn Chí Hiếu, Văn phòng Ban Giám hiệu